Posts

Trang nhà Viên Chiếu đang cập nhật lại. Có điều gì thiếu sót mong quý vị hoan hỷ bỏ qua cho.

Thông báo

Ôn lại cuộc đời Đức Phật – Ni Sư hạnh Huệ

Băng giảng

Viên Chiếu

Lời nói đầu

Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.

Tranh tượng Bồ-tát trình bày một thế giới trang nghiêm hương hoa nhã nhạc. Tranh tượng La-hán trình bày những nét sống động của các bậc Thánh hết sức hồn nhiên phụng hiến năng lực của mình.

Tập tiểu truyện về 18 vị La-hán được thực hiện nhân dịp thiền viện Thường Chiếu khánh thành La Hán Đường vào tháng chạp năm Ất Dậu (01-2006), để giúp các huynh đệ hiểu thêm về các vị La-hán, tăng trưởng niềm tin của mình đối với Phật pháp. Đó là ước vọng của chúng tôi.

Kinh sách

Tri Viên

Hình ảnh

Tuần tu

Hình ảnh

Hạnh Huệ dịch

Lời ngỏ

Mỗi người đều trải qua một đời, đủ thịnh suy thành bại, đủ buồn vui được mất, nhưng học hỏi được gì ở cuộc đời lại là chuyện khác.

Người ta có thể học hỏi được nhiều từ những việc nhỏ nhoi, bình thường; cũng như có người đã vô tâm trong những cơ hội lớn.

Những bài dịch này, có thể đóng góp cho người đọc thấy một lối nhìn để chúng ta nhận được rằng, làm đẹp cuộc đời là điều không phải xa xôi mà mỗi người chúng ta đều có khả năng thực hiện.

Kinh sách

Như Đức, Hạnh Đạt

Mục Lục

*Như Đức
Sóng tan về đâu
Tình mẹ con
Nhà có mẹ già
Mùa thu nhớ mẹ
Chốn quê xưa
Mẹ và chuyện cổ tích
Tiếc thương

*Thủ bút thơ Hạnh Đạt

Kinh sách

Như Đức

Mục Lục

Cảm Niệm Thánh Đản
An Cư Hay Lễ Hội
Chuông Hạ
Kể Chuyện Xưa…
Ẩn Sĩ Và Những Cơn Mưa
Mùa An Cư
Phật Đản Màu Tím
Hạnh Phúc Thực
Trên Đỉnh Lăng Già

Kinh sách

Phật Pháp Thiết Thực – Ni Sư Hạnh Huệ

Băng giảng

Viên Chiếu dịch

Lời dẫn

Tham Đồng Khế của thiền sư Thạch Đầu Hy Thiên là tác phẩm thi tụng rất quan trọng trong nhà thiền. Cùng với Bảo Cảnh Tam Muội của thiền sư Động Sơn Lương Giới, thường được chư tăng tông Tào Động trân trọng đọc tụng mỗi buổi sáng, như ngày xưa các chùa chúng ta thường tụng kinh Bát Đại Nhân Giác.

Thiền sư Thạch Đầu Hy Thiên là đệ tử Sa-di nhỏ tuổi của Lục tổ, sau khi Lục tổ viên tịch, sư tìm về nương với sư huynh Thanh Nguyên Hành Tư. Về sau Sư là hóa chủ một cõi Hồ Nam, tương đương với thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất hóa chủ Giang Tây.  Thiền nhân thời ấy, thường qua lại tham học hai nơi, không Giang Tây thì Hồ Nam, thành danh Giang Hồ. Và sau này, từ “giang hồ” thông dụng, hoặc để ám chỉ anh hùng hành hiệp trong thiên hạ. Ai biết đâu khởi xướng từ hai vị thiền sư, dưới tòa các ngài có nhiều bậc tăng hào khí ngất trời.

Kinh sách

Bàn Tay Của Phật – Ni Sư Hạnh Huệ

Băng giảng