Kategoria: Kinh sách

Hạnh Huệ biên soạn

Lời ngỏ

Ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: Thế nào là đạo?
Đáp: Tâm bình thường là đạo.

Một câu như thế đủ làm cửa ngỏ để chúng ta đọc tập sách này. Vì trong đây là những mẩu chuyện về các bậc cao tăng có đời sống khác lạ, khi sinh khi tử đều vượt ngoài giới hạn thường tình. Chúng ta sẽ tưởng rằng các Ngài có một công hạnh hoặc một phép mầu nào lạ lùng. Thật ra, tất cả đều bắt đầu từ chỗ ”tâm bình thường”. Còn chúng ta, vì tâm không bình thường nên đành chịu trôi nổi trong nghiệp thức lưu chuyển.

Kinh sách

Lời tựa

Viên Chiếu dịch

Trong thế kỷ vừa qua, nhiều phương diện của thiền Trung Quốc đã được giới thiệu với độc giả Âu Mỹ qua nhiều lối bằng Anh ngữ. Trong đó Đại sư Thiền học Nhật Bản Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966) đã có cống hiến rất tuyệt vời.

Điểm đặc sắc của thiền Trung Quốc là Tổ sư Thiền. Nó là trí tuệ tinh ba nảy sanh từ mảnh đất màu mỡ của Trung Quốc sau khi tư tưởng Phật giáo Ấn Độ gặp gỡ tư tưởng Lão Trang của Trung Quốc.

Kinh sách

Lời giới thiệu

Chúng sanh có bệnh nên tôi bệnh.

Câu nói rất nổi tiếng của cư sĩ Duy-ma-cật, biểu thị sự tương quan mật thiết giữa mình và người. Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo. Kinh “Những điều được nói từ Duy Ma Cật” (Duy Ma Cật Sở Thuyết) thật ra là một buổi hội thảo thú vị, trong đó các vị Bồ-tát, Thanh văn đã nêu lên ý kiến của mình về sự nghiệp xây dựng con người, xây dựng cõi nước. Lời kinh nghiêm túc, đôi lúc được phá nét bằng những thần thông hý lộng. Giữa đôi hàng chữ, chúng ta vẫn đọc ra được sự tha thiết cứu độ của các bậc giải thoát, đã vươn đến cái tột cùng nhưng không quên chúng sanh.

Kinh sách