Avainsana: Hạnh Huệ

Hạnh Huệ dịch

Lời giới thiệu

Cuộc sống luôn luôn là dòng sông trôi chảy, chúng ta sống là chảy, là hoạt động không ngừng. Vì luôn đồng hành, luôn tươi mới nên không đứng lại, không ở một bên bờ để ngóng tìm bờ bên kia.

Ni sư Đại Hằng (Daehaeng) đã thể nhập tính sống trọn vẹn. Những bài pháp mạnh mẽ của Sư giúp chúng ta cảm nhận năng lực vô tận của chính mình và của cả thế giới. Xin trân trọng giới thiệu bản dịch này, như một món quà cho năm 2012.

TN. Như Đức
Viên Chiếu đầu mùa An cư

Kinh sách

Hạnh Huệ trích dịch

Lời nói đầu

Phật tổ gá thân mộng, dạo cảnh mộng, giáo hóa người trong mộng, mong tất cả mau ra khỏi mộng dài sanh tử, làm người tỉnh thức, tự tại thong dong.

Chúng tôi nhân đọc ”Mộng Du Tập” của ngài Hám Sơn, thâm cảm chỗ dạy chí tình của Ngài, nên mộng đem lời quê mùa cùng vốn liếng chữ nho ít ỏi, trích dịch tập này, trước để tự xem, sau mong tất cả các bạn đồng mộng có duyên xem đến có được chút lợi ích nào chăng!

Hạnh Huệ

Kinh sách

Hạnh Huệ

(dịch từ tập ”Trung Hoa cố sự”)

Yết Đường, một học trò nghèo đời Tống, vì cuộc sống khó khăn, không đủ phương tiện theo đuổi công danh, ông lên phố mở trường dạy học. Bạn bè ông hơn một nửa đã đỗ đạt làm quan, xe ngựa võng dù nghênh ngang. Mỗi lần gặp ông, họ đều ngoảnh mặt làm ngơ, dường như chưa hề quen biết. Yết Đường ngậm ngùi than:

– Đọc sách chỉ cốt học làm người, làm người cần theo đúng bổn phận là tạo được nhiều việc thiện. Ta dạy trẻ con đọc sách hiểu đạo thánh hiền, cũng là trọn vẹn trách nhiệm làm người rồi. Bọn họ được phú quý vinh hiển, chẳng thèm nhìn ta, đó là việc của họ.

Ông lại rành thuốc men, nên thường chứa nhiều thuốc viên, thuốc tán tại trường. Hễ ai cần đến, ông xem mạch cho thuốc, tiền nong tùy ai muốn đưa bao nhiêu cũng được, nghèo quá không tiền thì thôi. Mọi người gọi ông là trưởng giả nhân hậu.

Bài viết

Hạnh Huệ, Thuần Bạch dịch.

Lời giới thiệu

Chư vị Tổ sư trong khoảng thời gian diệu ngộ, tâm tư bay bổng thênh thang như trời mây. Làm thế nào để diễn tả cái vô cùng cho trần gian hữu hạn? Lời ca thâm trầm của một phen đáo bỉ ngạn, rồi cũng mất hút như nhiên. Lưu dấu lại đây, chữ in giấy trắng, khéo đọc thì nhận ra giữa ký hiệu văn tự có một niềm cảm xúc không thể thành lời. Cái đó tùy mỗi người. “Thiền định ca” không phải của riêng ai. Một sớm triêu dương trên bồ đoàn, hay chiều muộn tà huy ngồi nghe sóng vỗ. Thiền định ca là bản tâm ca, hãy để nó tự hát lên, cung điệu này xưa nay không đổi.

Viên Chiếu 2009

Link tải sách:

Bạch Ẩn Thiền Định Ca (pdf)

Kinh sách

Hạnh Huệ dịch

Lời giới thiệu

Tình cờ một quyển sách nằm trong tầm tay.

A Glimpse of Nothingness – chợt nhận, thoáng nhận ra Không tính – tên tác giả lạ hoắc, không phải hàng Sư tổ của thiền. Chính vì chỗ này mà cách diễn tả gần gũi.

Một tục gia cư sĩ, thương gia người Hà Lan, đi theo con đường của chính mình, tự tìm ra câu giải đáp, cùng với các bạn đồng tu cũng trăn trở băn khoăn, cũng đem theo nghiệp thức mênh mang trên đường về.

Kinh sách

Hạnh Huệ biên soạn

Lời ngỏ

Ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: Thế nào là đạo?
Đáp: Tâm bình thường là đạo.

Một câu như thế đủ làm cửa ngỏ để chúng ta đọc tập sách này. Vì trong đây là những mẩu chuyện về các bậc cao tăng có đời sống khác lạ, khi sinh khi tử đều vượt ngoài giới hạn thường tình. Chúng ta sẽ tưởng rằng các Ngài có một công hạnh hoặc một phép mầu nào lạ lùng. Thật ra, tất cả đều bắt đầu từ chỗ ”tâm bình thường”. Còn chúng ta, vì tâm không bình thường nên đành chịu trôi nổi trong nghiệp thức lưu chuyển.

Kinh sách