Avainsana: Như Đức

Như Đc

(trích báo Giác Ngộ, số 10 – gởi tặng các đồng môn)

Không hẹn trước nhưng chúng tôi gặp nhau tại chùa Hải Ấn. Tôi và sư tỷ đang thưa chuyện với Sư bà thì Thể Dung bước vào, trên tay ôm lỉnh kỉnh mấy món đồ, giọng hồ hởi:

– Thưa Sư bà, con đem cái này về cho Sư bà  đựng rác. Tiện lắm, Sư bà chỉ ấn ngón chân là cái nắp hắn mở ra, bỏ rác rồi mình rút chân, nắp tự động đậy lại. Còn cái này, Sư bà treo trong nhà tắm, để xà bông…

Chúng tôi chào mừng nhau. Tôi ít có dịp về thành phố. Thể Dung mới đi xa về, gặp nhau rất hiếm. Tôi hỏi :

– Cái này ở bên mình có bán, Dung đem từ Úc về chi cho cực ?

– Nhưng em thích vì nó đẹp. Chị thấy hông ? Gọn gàng sạch sẽ như cái hộp.

Tuy không nói ra nhưng tôi biết, trong đó có tấm lòng của người học trò đối với Thầy.

Bài viết

Như Đức

KIỀN-TRẮC :

Một trong bảy hiện tượng sanh cùng một ngày với Thái tử Tất-đạt-đa: Thái tử, Công chúa Da-du, Ca-lưu-đà-di (Kaluđàyin), Xa-nặc (Channa), Kiền-trắc (Kanthaca), voi báu và cây Bồ-đề – theo kinh tạng Pàli.

Kiền-trắc vì thế là một ngựa nổi tiếng, đáng kể nhất với công lao đưa Thái tử vượt thành xuất gia. Truyền thuyết về chuyến đi này cho tới nay vẫn còn đọng vẻ hùng tráng. Thái tử cỡi trên lưng ngựa bay qua sông. Xa-nặc  bám theo sau đuôi ngựa. Có chỗ nói Chư Thiên đã nâng gót chân ngựa bay qua cổng thành, hoặc Trời Đế-thích hóa phép cho mấy tên lính canh cổng ngủ gục, và cũng có thể Xa-nặc  biết một ngõ sau nào đó, để dẫn Thái tử và con ngựa đi qua êm thấm.

Bài viết

Như Đức

Má tôi là một cánh chim thiên di. Trong những câu chuyện bà kể cho tôi nghe, phần nhiều là những hồi ức về bà ngoại, về quê nhà yêu dấu, nơi tuổi ấu thơ của bà trôi êm như mật ngọt.

Bà ngoại có mướn một bà vú để trông coi má, bà vú này đặc biệt chỉ có một câu ru, mỗi lần đến bên cái võng, bà ngân nga: ”Bạn mới xê ra cho bạn cũ xích vô, kẻo tình xưa nghĩa cũ (chớ) bữa mô tới chừ.” Trăm lần như một, cứ hễ đưa em là bà đọc câu ”…bạn mới xê ra bạn cũ xích vô…” Cả nhà ai cũng cười, chắc đó là điều đặc biệt để cho má tôi nhớ mà đọc lại cho tôi nghe. Tôi cũng biết có nhiều bà mẹ, vốn ca dao ít oi tới nỗi chỉ biết có một câu ru con:

Ví dầu ví dẩu ví dâu

Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng.

Bài viết

Cám ơn khổ đế – Ni sư Như Đức

Băng giảng

Đến từ hư không – Ni sư Như Đức giảng cho chúng Diệu Nhân, 2017.

Băng giảng

Lời giới thiệu

Chúng sanh có bệnh nên tôi bệnh.

Câu nói rất nổi tiếng của cư sĩ Duy-ma-cật, biểu thị sự tương quan mật thiết giữa mình và người. Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo. Kinh “Những điều được nói từ Duy Ma Cật” (Duy Ma Cật Sở Thuyết) thật ra là một buổi hội thảo thú vị, trong đó các vị Bồ-tát, Thanh văn đã nêu lên ý kiến của mình về sự nghiệp xây dựng con người, xây dựng cõi nước. Lời kinh nghiêm túc, đôi lúc được phá nét bằng những thần thông hý lộng. Giữa đôi hàng chữ, chúng ta vẫn đọc ra được sự tha thiết cứu độ của các bậc giải thoát, đã vươn đến cái tột cùng nhưng không quên chúng sanh.

Kinh sách

Cây Khô Mùa Đông – Ni sư Như Đức

Băng giảng

Một đốm lửa – Ni sư Như Đức

Băng giảng

Trình thần thông (Tâm trôi chảy) – Ni sư Như Đức

Băng giảng

Vài nét về Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền – Ni sư Như Đức

Băng giảng