Kategoria: Bài viết

Như Đức

Cửa tu viện mở ra trên đầu con dốc cao, bước xuống là lối đi chập chùng đổ xuôi theo triền núi. Ở phiến đá đầu cổng, thầy tri khách vừa phất tay áo tiễn một người quen, khách chỉ bước xuống một vài bậc đá mòn là đã khuất, trên này chỉ còn lại bầu trời trong xanh và những cơn gió cợt đùa nhau trong vườn cây của tu viện. Thầy chậm rãi trở vào, màu áo vàng bay phất phới dưới những tàn cây màu lục đậm, như một cánh đại bàng vũ lộng. Sau lưng thầy, ba chữ ”Tống khách đầu” khắc bên bảng gỗ dựng bên lối đi, nổi bật màu nâu đỏ.

Chàng trẻ tuổi mới leo lên được lưng chừng con đường, ngóng cổ nhìn lên chỉ thấy đầu ngọn lá thướt tha của hàng khuynh diệp, không tăm dạng nhà cửa lẫn bóng người. Chàng hơi ngần ngừ, ngồi bệt xuống bậc tam cấp, lột giày vớ, xoa bóp chân cẳng. Nhìn tới ngó lui chỉ có chàng là người leo núi độc nhất sáng nay, con đường phía dưới ngoằn ngoèo xa tít, gần bên bầy chim sẻ lao chao rỉa cánh và ngó nghiêng chàng không chút gì sợ hãi. Hồi lâu mới thấy một chú tiểu vác bó củi đi lên, tới chỗ chàng ngồi chú cười làm quen và quăng bó củi xuống gần đó, chú cũng ngồi nghỉ chân để lau bớt mồ hôi đang nhỏ giọt trên khắp mặt mũi.

Bài viết

Như Đức

Chúng ta phải chuẩn bị những tâm tư, tình cảm, trí tuệ… thế nào để chúng ta có thể tọa thiền? Trong cương vị của người cư sĩ tại gia bận rộn với trần thế mà mình vẫn có thì giờ tìm phương cách để thể hội sự tu tập làm Phật – Là gia tài của Phật. Việc thành Phật, trong thâm tâm mỗi người có mỗi cái khó riêng, mỗi hoàn cảnh riêng, vô số vấn đề xoay vần cột trói quý vị. Vậy làm thế nào tọa thiền cho được yên? Tọa thiền cho nghiêm chỉnh? – Tất cả công phu của chúng ta đều nằm ở  trong đó. Chẫm rãi mà tu… Khi tọa thiền xem tất cả những vọng tưởng của mình như những cuồn phim lướt qua lướt qua. Và nhất định nhớ đó chỉ là phim, đừng để làm chủ mình, đó là bí quyết. Vì chúng ta huân tập những thứ thế gian nhiều quá nên chúng ta cần được nhắc nhở thường xuyên về sự tu tập.      

Chúng ta sẽ tận dụng thời giờ, tận dụng những gì chúng ta biết về Phật pháp để áp dụng tu tập, đó là quyết tâm thứ nhất. Quý vị nên nuôi dưỡng điều này cho nó sống mãi. Mặc dầu mỗi ngày quý vị chỉ nuôi trong khoảng ba mươi phút hoặc một tiếng đồng hồ nhưng dành cho nó trọn vẹn, thời gian đó là thời gian tập tọa thiền – nuôi ước vọng làm Phật của mình. Chúng ta đừng vì lý do gì mà xao lãng việc tọa thiền. Chúng ta cần phải nghiêm túc, giờ giấc đều đặn, không được bỏ qua, phải tạo cho mình một thói quen giờ khắc.      

Bài viết

Mừng Thành Đạo 2004

Như Đức

Trong chuyện Tây Du, ba đồ đệ của Đường Tăng tượng trưng cho ba tính chất khắc nghiệt nhất của con người, nói theo danh từ nhà Phật là ba phiền não cội gốc: tham, sân, si. Yêu ma quỷ  quái ngăn trở trên đường như là muôn trùng phiền não bủa vây, không cho hành giả thành chánh đạo. Trừ ma trước tiên phải nhiếp phục phiền não, nên trên đường thỉnh kinh Đường Tăng phải thu phục đồ đệ. Nhiếp phục tham sân si rồi thì ma chướng nào cũng qua, dù chúng có hăm he bắt nhốt đòi làm thịt Đường Tăng nhậu với nhau. ”Ăn một miếng thịt Đường Tăng thì sống lâu muôn tuổi”, chúng ma đồn đãi với nhau như thế, nên động yêu nào cũng rình bắt cho được thầy. Đường Tam Tạng như là thủy giác, tính Phật mới nhận ra, đi thỉnh kinh là trở về bản giác, tính Phật vốn sẵn. Có sẵn tính Phật nhưng vì bất giác vô minh nên chịu trầm luân trăm cay ngàn đắng. Nếu để cho bất giác nắm thế chủ động, nghĩa là ma ăn thịt được Phật thì vô minh ngàn muôn kiếp, nên mới nói ăn thịt Đường Tăng ma sống rất lâu. Ma, Phật cũng chỉ là ảo tưởng dựng lên bởi một niệm vọng động đầu tiên, khi đưa cây kiếm trí tuệ ra thì tất cả chỉ là ảo hóa.

Bài viết

Thuần Bạch

Có lẽ ít ai mà không biết đến Tam Quốc Chí. Lúc nhỏ tôi đã đọc say mê, theo dõi những trận đánh hào hùng giữa ba nước Ngụy, Thục và Đông Ngô. Tự nhiên tôi vui buồn theo cái thắng thua của phe Lưu Bị. Hồi hộp khi Khổng Minh toan tính mưu kế hay bày binh bố trận và khoan khoái khi một thế trận kết thúc đúng y như thế. Lớn lên, khi đọc Tam Quốc hứng thú vẫn tiếp tục từ đầu đến cuối tập. Khác với thuở nhỏ tôi biết để ý đến tâm lý và tánh tình của từng nhân vật. Đức hạnh của Lưu Bị, khôn ngoan của Khổng Minh, dũng lược của Vân Trường, Tử Long, háo thắng của Trương Phi và cả đến cái gian giảo đa nghi của Tào Tháo… Tôi đã chú tâm đến cách xử thế từ lời ăn tiếng nói, đến nét mặt dáng đi và thú thật lúc đó tôi ôm ấp một tham vọng chính trường.

Giờ đây gẫm lại chuyện xưa, có lẽ những gì cô đọng lại trong tôi cũng không ngoài Ngọa Long tiên sinh với đôi điều mới lạ chợt đến. Không ai lạ gì cái tài điều binh khiển tướng, trí mưu lược như thần của nhà đại quân sư, vậy thì lý do gì ông phải quy ẩn trong tuổi tràn trề sức sống, đợi đến Lưu Bị mới ra tham chính. Và suốt cuộc đời chính trị của mình lúc nào cũng ung dung, dù thời thế đang dầu sôi lửa bỏng.

Bài viết

Như Đức

Buổi tối đó, hộ thất đã mang ra cho tôi một bông hoa quỳnh vừa hé nở, cắm trên dĩa tròn với một cọng thủy vi tùng xanh biếc. Chiều lòng, tôi đã phải ngồi dậy, thắp cây đèn dầu lớn để ngắm nghía. Loài hoa thiệt lạ chỉ nở vào ban đêm. Tôi là kẻ không ưa thức đêm, đã phải tận tình chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó trước khi đi ngủ và để cây đèn bên cạnh, ánh sáng vừa đủ soi vẻ trắng muốt dịu dàng của bông hoa, trong căn thất nhỏ. Mùi hương nhẹ thoáng không ngợp lắm, tôi có thể chịu được, và thỉnh thoảng giữa cơn ngủ say, tôi tỉnh dậy, ngóc lên nhìn đầu tủ, nụ hoa quỳnh vẫn còn đó, lặng lẽ nở một mình. Cánh hoa mỏng trắng tinh xếp khít khao với nhau, làm tôi nhớ màu lụa trắng của thời học sinh trung học, màu lụa thật nhẹ và mơ mộng như lứa tuổi thời ấy.

Ý tưởng có một bông hoa làm bạn với mình trong thất, và không lâu, sáng mai mình sẽ không còn thấy nó nở tung, hé mở những chiếc cánh thế này, để lộ từng chùm nhụy cong vút mảnh mai bên trong. Tôi đã phải chịu khó thức dậy nhiều lần để ngắm bạn. Nụ hoa vẫn nở bất kể là có tôi hay không có tôi, bất kể là đang ở trên cành hay được cắm vào dĩa.

Bài viết

Như Đc

(trích báo Giác Ngộ, số 10 – gởi tặng các đồng môn)

Không hẹn trước nhưng chúng tôi gặp nhau tại chùa Hải Ấn. Tôi và sư tỷ đang thưa chuyện với Sư bà thì Thể Dung bước vào, trên tay ôm lỉnh kỉnh mấy món đồ, giọng hồ hởi:

– Thưa Sư bà, con đem cái này về cho Sư bà  đựng rác. Tiện lắm, Sư bà chỉ ấn ngón chân là cái nắp hắn mở ra, bỏ rác rồi mình rút chân, nắp tự động đậy lại. Còn cái này, Sư bà treo trong nhà tắm, để xà bông…

Chúng tôi chào mừng nhau. Tôi ít có dịp về thành phố. Thể Dung mới đi xa về, gặp nhau rất hiếm. Tôi hỏi :

– Cái này ở bên mình có bán, Dung đem từ Úc về chi cho cực ?

– Nhưng em thích vì nó đẹp. Chị thấy hông ? Gọn gàng sạch sẽ như cái hộp.

Tuy không nói ra nhưng tôi biết, trong đó có tấm lòng của người học trò đối với Thầy.

Bài viết

Như Đức

KIỀN-TRẮC :

Một trong bảy hiện tượng sanh cùng một ngày với Thái tử Tất-đạt-đa: Thái tử, Công chúa Da-du, Ca-lưu-đà-di (Kaluđàyin), Xa-nặc (Channa), Kiền-trắc (Kanthaca), voi báu và cây Bồ-đề – theo kinh tạng Pàli.

Kiền-trắc vì thế là một ngựa nổi tiếng, đáng kể nhất với công lao đưa Thái tử vượt thành xuất gia. Truyền thuyết về chuyến đi này cho tới nay vẫn còn đọng vẻ hùng tráng. Thái tử cỡi trên lưng ngựa bay qua sông. Xa-nặc  bám theo sau đuôi ngựa. Có chỗ nói Chư Thiên đã nâng gót chân ngựa bay qua cổng thành, hoặc Trời Đế-thích hóa phép cho mấy tên lính canh cổng ngủ gục, và cũng có thể Xa-nặc  biết một ngõ sau nào đó, để dẫn Thái tử và con ngựa đi qua êm thấm.

Bài viết

Như Đức

Má tôi là một cánh chim thiên di. Trong những câu chuyện bà kể cho tôi nghe, phần nhiều là những hồi ức về bà ngoại, về quê nhà yêu dấu, nơi tuổi ấu thơ của bà trôi êm như mật ngọt.

Bà ngoại có mướn một bà vú để trông coi má, bà vú này đặc biệt chỉ có một câu ru, mỗi lần đến bên cái võng, bà ngân nga: ”Bạn mới xê ra cho bạn cũ xích vô, kẻo tình xưa nghĩa cũ (chớ) bữa mô tới chừ.” Trăm lần như một, cứ hễ đưa em là bà đọc câu ”…bạn mới xê ra bạn cũ xích vô…” Cả nhà ai cũng cười, chắc đó là điều đặc biệt để cho má tôi nhớ mà đọc lại cho tôi nghe. Tôi cũng biết có nhiều bà mẹ, vốn ca dao ít oi tới nỗi chỉ biết có một câu ru con:

Ví dầu ví dẩu ví dâu

Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng.

Bài viết

Thuần Bạch

Xe du lịch nhỏ và xe ca trung, tức loại micro bus đã tới đủ. Trong lúc chờ thầy Viện chủ, tôi khệ nệ ôm túi máy ảnh lên chiếc xe ca ngồi, trong lòng cũng hơi áy náy vì mình nhỏ nhất trong đoàn mà dám lên xe trước nhất. Cũng vì tôi muốn tranh thủ xem lại lý lịch (!) các thiền sư, hy vọng sẽ được hội ngộ hôm nay. Nếu để xe chạy, đường xấu, xốc nhiều, khó đọc, ngoài ra tôi cũng muốn ngắm cảnh. Các chùa này đều mới lạ đối với tôi, vì không nằm trong chương trình ba lần tham quan trước đây.

Như thường lệ, xe qua cầu Chương Dương ra khỏi thủ đô. Từ đường tráng nhựa xe chạy dần vào đường đất rồi leo lên bờ đê. Hơn một tiếng đồng hồ sau chúng tôi đến điểm thứ nhất. Tôi bước vội xuống xe, nhanh chân đến cổng chùa, nhân lúc hai xe ca lớn chở Phật tử chưa đến, tôi muốn chụp ngay một tấm ảnh để tránh đông người. Ghi xong cổng chánh màu đỏ chói vào phim, tôi nhập vào đoàn người phía sau và vào theo cổng nhỏ hai bên. Đến tận trong sân gặp người dân địa phương đang dõi mắt nhìn chúng tôi, hỏi thăm thì hóa ra đây là đền Thánh Gióng chớ chưa phải chùa Kiến Sơ. Thấy chúng tôi chùn chân, họ bèn sốt sắng:

– Có tượng đức Thánh Gióng to và đẹp lắm!

Bài viết

Hạnh Huệ

(dịch từ tập ”Trung Hoa cố sự”)

Yết Đường, một học trò nghèo đời Tống, vì cuộc sống khó khăn, không đủ phương tiện theo đuổi công danh, ông lên phố mở trường dạy học. Bạn bè ông hơn một nửa đã đỗ đạt làm quan, xe ngựa võng dù nghênh ngang. Mỗi lần gặp ông, họ đều ngoảnh mặt làm ngơ, dường như chưa hề quen biết. Yết Đường ngậm ngùi than:

– Đọc sách chỉ cốt học làm người, làm người cần theo đúng bổn phận là tạo được nhiều việc thiện. Ta dạy trẻ con đọc sách hiểu đạo thánh hiền, cũng là trọn vẹn trách nhiệm làm người rồi. Bọn họ được phú quý vinh hiển, chẳng thèm nhìn ta, đó là việc của họ.

Ông lại rành thuốc men, nên thường chứa nhiều thuốc viên, thuốc tán tại trường. Hễ ai cần đến, ông xem mạch cho thuốc, tiền nong tùy ai muốn đưa bao nhiêu cũng được, nghèo quá không tiền thì thôi. Mọi người gọi ông là trưởng giả nhân hậu.

Bài viết