Avainsana: Thuần Chánh

Thuần Chánh

”Tôi không dám khinh các Ngài, các Ngài sẽ là Phật”. Khi đọc tới phẩm kinh này, tôi vẫn ngạc nhiên về niềm tin chắc chắn, về sự khẳng định tuyệt đối này. Tôi không dám nói là mình hoài nghi nhưng tin như ngài Thường Bất Khinh ư? Tôi cũng không dám bảo là tin.

oOo

Lúc nhỏ, có lần tôi làm bể cái ly ở trong tủ, tôi không dám đến gần tủ. Khi nghe má tôi rầy bà chị, tôi mừng quá. Thoát nạn! Má tôi đâu có ngờ là tôi. Tôi có khi nào rửa chén; mà mở tủ lấy ly lại càng không có! Dĩ nhiên là bà chị tôi đâu có thanh minh là chị vô tội, vì rửa ly chén và dọn dẹp tủ là bổn phận của chị.

Bài viết

Thuần Chánh      

Mới đây thôi, khi học đến phẩm An Lạc Hạnh trong kinh Pháp Hoa, chúng tôi thảo luận về sự bố thí và nhắc đến thái tử  Tu-đại-noa. Cái gút nằm ở chỗ Thái tử cho hai đứa trẻ và công chúa.

            Từ lúc biết đọc truyện cổ tích Phật giáo, tôi đã không thích câu chuyện này ở cái gút đó. Thái tử phát tâm bố thí, ông muốn cho lâu đài, thành quách, châu báu gì thì cứ việc cho, có muốn bố thí sinh mạng ông cho tròn hạnh nguyện cũng được, tôi không nói tới.

Nhưng cho hai đứa trẻ và công chúa là điều không thể chấp nhận. Cho vợ con là việc làm vô nhân bản, không thể coi hai trẻ và công chúa như một vật vô tình sở hữu. Và tôi không ưa được đoạn oái ăm đó, một đoạn lý đáng rất cảm động.

Bài viết

Thuần Chánh

Đời tôi có ba lần đáng nhớ:

oOo

Lần đầu khi ông chú thân với gia đình tôi về phép, ông ghé qua cho biết ngày mai sẽ đến chơi với chúng tôi.

Cả ngày hôm đó chúng tôi lăng xăng dọn dẹp, chuẩn bị ngày mai đón chú. Cái ngày mai đó, mỗi một tiếng động ở cửa là tôi ngóng cổ ra – có lẽ chú đến. Niềm đợi chờ tắt dần theo ngày. Tôi tự nghĩ, có lẽ chú bận chuyện gì quan trọng lắm mới thất hứa với gia đình tôi, mai chú sẽ đến. Và ngày mai, ngày mai nữa… lịch được đếm từng tờ. Chúng tôi không dám đi chơi đâu hết, sợ chú đến không gặp. Chờ từng ngày, đến hai năm sau thì chú đến, chuyện qua khúc quanh khác. Và ở đây tôi không định kể chuyện đó. Năm đó, tôi học đệ tam.

Bài viết

Thuần Chánh

Hồi nhỏ, không biết lúc mấy tuổi, tôi đã ngồi bên hiên nhà, vẽ nguệch ngoạc cái bàn cờ ”con chó”.

Bàn cờ rất đơn giản, chỉ là một hình vuông với hai đường chéo và có đánh dấu một cạnh hình vuông làm con chó. Mỗi bên một viên gạch. Một bên là chủ nhà, một bên là tên học trò bị rượt chạy vòng vòng, hễ quên đi qua đường răng cưa (như hình vẽ) thì bị chó cắn. Thua. Chơi lại bàn mới. Một ván cờ chẳng phải suy nghĩ tính toán, không phải vì hết cách đi mà phải chịu đi ngang đường răng cưa đó, chỉ vì đi tới đi lui rồi quên lại đi qua chỗ con chó để bị cắn, bị thua cuộc. Và tuổi nhỏ chưa biết suy tính chỉ có thể vẽ bàn cờ đó chơi mà không thấy chán.

Lớn hơn một chút, tôi biết chơi cờ gánh. Cờ có hai bên. Một bên là hai ông tướng, một bên là 14 quân bằng đá xanh hay nắp khoén. Quân chỉ có quyền chận đường tướng, làm sao cho hết đường lui tới, không có quyền gánh. Tướng có quyền gánh khi đi vào giữa hai tên quân, và ”gánh” cho tới khi quân hết lần… quân chịu thua. Tôi đã biết suy nghĩ một chút để chận đường tướng khi nắm quân hoặc tìm cách ”gánh” khi nằm bên tướng.

Bài viết

Thuần Chánh

Truyện kể rằng: ”Tổ Ưu-bà-quật hàng phục được thiên ma. Tổ bảo thiên ma hóa hiện Phật và các Thánh chúng cho Tổ xem. Thiên ma vâng lời xin Tổ khi thấy Phật nhớ đừng lạy ma thiên tổn phước. Tổ hứa lời. Trong giây phút, từ trong rừng đi ra, đức Phật thân vàng rực rỡ, 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, cùng các vị đệ tử oai nghi tề chỉnh. Tổ hết sức vui mừng, đứng dậy kính lễ”.

Đọc xong truyện tôi tức mình, Tổ đã biết trước, sao còn để bị gạt, phải không biết thì lầm lẫn cũng phải đi, đâu mà vô lý như vậy. Tôi phải đón xe đò từ Sài Gòn ra Vũng Tàu, leo núi lên Chơn Không, mà hỏi Thầy cho ra lẽ.

Bài viết

Thuần Chánh

Là giới trẻ, tôi không tin mấy ngài Quán Thế Âm và ngài Hộ Pháp. Vốn là một Phật tử (vì được quy y từ bé, tôi không đồng ý lối quy y ”không hỏi ý kiến” tôi như vậy, nhưng có đồng ý hay không cũng đã là Phật tử rồi!). Tôi chỉ thấy thích đạo Phật một cách mơ hồ, thích ”nghe nói tới” chùa và Phật, nhưng đi chùa sám hối mỗi tối 14 âl thì không. Nghĩ tới đời sống tìm cái gì đó mà lòng đang khắc khoải thì thấy thân quen nhưng nghe tới ”đi tu” thì lắc đầu.

Có lẽ thuật ngữ NHÂN DUYÊN là một chữ thuật ngữ lý thú nhất, nó giải thích những sự việc không lường trước, không nghĩ ra và cũng không dám mong mỏi.

Bài viết