Avainsana: Như Đức

Như Đức, Hạnh Đạt

Mục Lục

*Như Đức
Sóng tan về đâu
Tình mẹ con
Nhà có mẹ già
Mùa thu nhớ mẹ
Chốn quê xưa
Mẹ và chuyện cổ tích
Tiếc thương

*Thủ bút thơ Hạnh Đạt

Kinh sách

Như Đức

Mục Lục

Cảm Niệm Thánh Đản
An Cư Hay Lễ Hội
Chuông Hạ
Kể Chuyện Xưa…
Ẩn Sĩ Và Những Cơn Mưa
Mùa An Cư
Phật Đản Màu Tím
Hạnh Phúc Thực
Trên Đỉnh Lăng Già

Kinh sách

Kinh sách

Người trưởng thành – Ni Sư Như Đức

Băng giảng

Như Đức biên soạn

Lời nói đầu

Sinh hoạt của Ni giới Việt Nam luôn luôn gắn liền với đất nước dân tộc. Ở cương vị chuyên tu, các ngài là bậc thầy lãnh đạo tinh thần, ở cương vị hoạt động xã hội, các ngài thực hiện tinh thần lợi ích nhân sinh. Cuộc đời và công hạnh của các vị Trưởng lão Ni là bài học kể hoài không bao giờ hết, là tấm gương quý báu cho các thế hệ trẻ sau này soi chung. Trong tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, chúng tôi cố gắng biên soạn tập lược sử này, trong điều kiện nhỏ bé và hạn hẹp của mình, để tỏ tấc lòng kính mộ, cùng ghi lại đôi nét hoạt động một thời của chư vị Tôn Đức Ni.

Kinh sách

Như Đức

Ngày mùng một năm Nhâm Thìn (23.01.2012)

Đêm Giao thừa, đại chúng đã cùng nhau ngồi thiền từ 7g30 đến 11g30. Tuy nhọc mệt nhưng ai cũng cố gắng ngồi vì những lao xao ồn ào của tâm cứ dấy động không ngừng nghỉ, cần ngồi để lắng. Có người buồn ngủ ghê lắm vì mấy ngày cuối năm bao nhiêu việc dồn dập, thôi thì cũng cứ ngồi đại trên bồ đoàn vì “ngủ là ngủ, tu là tu”.

Đêm cứ khuya, một đêm của cuối năm có nhiều ngôi sao cùng thức với nhau trên bầu trời trừ tịch. Gần 12 giờ, một trận mưa nhẹ lất phất bay qua, mình chợt nghĩ năm nay là năm rồng, bầu trời nhiều mây, chắc là một ông rồng nào đó mới vừa thử nhá tín hiệu. Đại chúng cùng lễ vía Phật Di-lặc đón giao thừa. Chánh điện có một cái trống mới, đầu tiên khai trống lễ Phật, chuông trống vang lên giữa xóm làng tịch mịch. Lễ Phật xong là gần 1g sáng, bắt đầu năm mới, mình đã lăn đùng ra ngủ. Không biết tại sao phải ngủ mới chịu nổi với cuộc đời? Rồi nghe mơ hồ ba hồi kiểng thức chúng, hình như Hạnh Huệ đã đi hô thiền canh năm, mình thì còn nằm trên giường. Lạy Phật con xin sám hối! Mở choàng mắt ra thấy gần 5g sáng. Hôm nay hẹn ra đảnh lễ Hòa thượng, ủa sao mọi người vẫn còn nín thinh. Lật đật cuốn mùng xếp mền, tỉnh hơn một chút vì biết hôm nay sẽ rất nhiều việc. Xuống bếp một vòng nhìn lửa cháy trong lò, chỉ là thói quen thôi, trở lên nhìn đồng hồ mới 4g rưỡi. Ồ, được lời nửa tiếng, mừng quá, nhờ nhìn lầm đồng hồ mà dậy sớm.

Bài viết

Như Đức

Tháng 10 bước qua tháng 11, trong không khí nghe hơi chớm lạnh, thỉnh thoảng có những buổi trưa nắng hanh vàng, trong veo như một lời ca “màu nắng hay là màu mắt em”. Những giò lan Nghinh Xuân cảm nhận thời tiết dễ chịu, bắt đầu nhú một chồi hoa. Buổi sáng đi tưới cây, đưa nhẹ vòi nước trên từng nách lá, thấy hé mở những con mắt non mởn, lòng thầm reo vui: A! Nghinh Xuân!

Phương Nam này, nắng nóng quanh năm, càng lúc càng nóng. Một năm qua với nhiều chuyện không vui, bão lụt, động đất, tuyết phủ làm trở ngại đường bay, nơi thì khô hạn đất nứt, nơi thì mưa dầm lê thê… Đủ thứ tin tức trên một trái đất chớm già nua hư hoại. Trong kinh Đức Phật có dự ký rằng, đến thời kỳ cuối, bảy mặt trời xuất hiện, đất đai không còn tươi nhuận, chỉ có gai góc sỏi đá, thực phẩm trở nên độc hại khan hiếm, người ta thường nổi sân giận, cho đến nỗi một cọng cỏ cũng có thể giết người. Mình có đọc đoạn kinh này, vào thời còn trẻ hồn nhiên, nghĩ rằng Phật nói như vậy chắc cũng còn lâu lắm, chuyện đó xảy ra ở đâu thôi, nơi mình ở vẫn thấy yên ổn. Bằng cớ là mỗi năm Tết đến, Nghinh Xuân bắt đầu đón chào trước, rồi mấy cây đào rừng đơm nụ đơm hoa lộng lẫy, mai vàng tinh khôi chờ lặt lá xong là trổ hoa vàng rực. Tết, xuân thì trong năm là thời khắc còn đẹp, còn mơ màng một nụ cười của trời đất.

Bài viết

Chăn trâu – Ni sư Như Đức

Băng giảng

Như Đức

Vào năm mới, chúng ta thường chúc nhau: Hạnh phúc, bốn mùa bình an, phát tài phát lộc v.v… Những lời chúc đó là ước vọng, mong muốn chung của tất cả. Chúng ta gọi nó là miền hạnh phúc, cõi bờ hạnh phúc, và có lẽ suốt đời tồn sinh đều là đi tìm hạnh phúc.

Cô bé ba tuổi, tóc cột nơ xinh xắn, mặt mày rạng rỡ đưa tay chỉ trên bàn viết của tôi: Kẹo kìa! Trong khi tôi còn chưa nhớ ra mình có bao nhiêu viên kẹo để giữa sách vở ngổn ngang. Chỉ có bé nhận ra nhanh nhất, và hạnh phúc khi cầm viên kẹo thì không thể tả. Cô bé này lớn lên sẽ không cần viên kẹo ngọt, mà niềm vui là lúc xuân về, cùng bạn bè diện áo hoa quần lục, đi chơi phố.

Bài viết

Như Đức

Khu vườn có nhiều tiếng chim. Chúng có thời khắc nhất định trong ngày, chịu khó để ý sẽ nghe. Buổi sáng mát mẻ, tiếng chim chích chòe lanh lảnh dồn dập: “Ngồi yên hết trơn”, “Ngồi yên quá tay”, “Vọng tưởng chút chút thôi”, “Đừng đi quá xa”. Giữa những đoạn ngắn, đôi khi chúng tuông ra một tràng: “Đôi khi cũng muốn đi lòng vòng”, “Đôi khi cũng muốn đi về nhà”… Dĩ nhiên đây là diễn dịch của người nghe, ai có trong tâm chuyện gì thì nghe ra chuyện đó.       

Thỉnh thoảng có giọng chim trầm trầm đều đều chen vào đổi tông. Không biết tại sao người ta gọi nó là chim Mồ Côi, để dịch tiếng hót đổ hồi của nó thành ra: “Père, mère, frère tout est perdu” (Nghĩa là: Cha, mẹ, anh em tất cả đều mất). Đây ắt là qua lỗ tai của một người Pháp xa xứ, cô đơn hay sao mà cho tiếng hót có nghĩa như thế. Nhân đây lại nhớ đến tiếng cắc kè. Thường buổi tối, ở góc nhà thường vang lên: “Cắc kè è è è…” Nhân tiếng đó mà người ta đặt tên, còn mấy cái âm è è ở sau nghe tức cười. Nhưng có người nói, hồi ở ngoài Bắc mới vào, nghe nó kêu như nhắc mình: “Bắc kỳ, Bắc kỳ” nhớ nhà chịu không nổi. Rồi có người cãi, tại nghe như vậy chứ rõ ràng nó kêu “Tắt đèn, tắt đèn”, chắc biểu mình hà tiện điện.      

Bài viết