Lời tựa
Trong thế kỷ vừa qua, nhiều phương diện của thiền Trung Quốc đã được giới thiệu với độc giả Âu Mỹ qua nhiều lối bằng Anh ngữ. Trong đó Đại sư Thiền học Nhật Bản Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966) đã có cống hiến rất tuyệt vời.
Điểm đặc sắc của thiền Trung Quốc là Tổ sư Thiền. Nó là trí tuệ tinh ba nảy sanh từ mảnh đất màu mỡ của Trung Quốc sau khi tư tưởng Phật giáo Ấn Độ gặp gỡ tư tưởng Lão Trang của Trung Quốc.
Đặc sắc của Tổ sư Thiền ở chỗ không câu nệ vào hoàn cảnh và hình thức của thời gian và địa lý, lấy tâm bình thường làm việc bình thường, ở trong việc hằng ngày nhập được vào tinh thần Thiền, nhận được sự an lạc hiện thực của thiền, gieo rắc niềm hoan hỷ hòa giải của thiền cho trí tuệ nhân loại.
Trong thập niên cuối của thế kỷ trước, lấy Tổ sư Thiền làm điểm xuất phát, dựa vào yếu tố thời đại, tôi đề xuất lấy “tu hành trong sinh hoạt, sinh hoạt trong tu hành” làm đặc điểm của “thiền Sinh hoạt”, mục đích khiến cho người đời nay thấm nhuần tinh thần trí tuệ và từ bi của Phật giáo, ngay đó nắm lấy sinh mạng, an tường tự tại trong mỗi giây phút của cuộc đời, vì lòng giác ngộ nhân sinh mà không ngừng sửa đổi chính mình, vì lòng phụng sự nhân loại mà quan hệ với người hài hòa, từ đó đạt được cuộc sống mình và người đều viên mãn.
Nội dung cuốn sách nhỏ này lấy “thiền Sinh hoạt” làm chính, và thêm các cái khác. Vì diễn giảng trong thời gian và không gian hạn chế, chưa thể giới thiệu hết về thiền Sinh hoạt. Nếu có dịp, tôi cũng sẽ đem bao nhiêu thể nghiệm về Thiền sinh hoạt những năm gần đây dịch ra Anh văn để tặng người Tây phương.
Bản dịch Anh văn của sách này, đặc biệt phải cảm ơn sự nhọc nhằn của Giáo thọ Lâm Dung Huy, cô cũng đã trên sáu mươi tuổi, để cô làm công tác cực nhọc này, thực là rất bất nhẫn. Ngoài ra, cũng muốn bày tỏ lòng cảm tạ đối với những vị đã xúc tiến việc xuất bản sách này. Chính nhờ sự cống hiến thầm lặng của họ, bản dịch tiếng Anh của sách này mới được ra đời.
Sau cùng, có ít lời sau đây cùng khích lệ các vị có duyên:
Đối mặt với thế giới cần có tâm cảm ơn
Hài hòa mình người cần có tâm bao dung
Báo đáp đại chúng cần có tâm chung hưởng
Thành tựu sự nghiệp cần có tâm kết duyên.
Tịnh Huệ
Ngày 5 tháng 6 năm 2007
Tại tinh xá Pháp Hóa, Bắc Kinh
Link tải về: