Avainsana: Thuần Bạch

Thuần Bạch

Có lẽ ít ai mà không biết đến Tam Quốc Chí. Lúc nhỏ tôi đã đọc say mê, theo dõi những trận đánh hào hùng giữa ba nước Ngụy, Thục và Đông Ngô. Tự nhiên tôi vui buồn theo cái thắng thua của phe Lưu Bị. Hồi hộp khi Khổng Minh toan tính mưu kế hay bày binh bố trận và khoan khoái khi một thế trận kết thúc đúng y như thế. Lớn lên, khi đọc Tam Quốc hứng thú vẫn tiếp tục từ đầu đến cuối tập. Khác với thuở nhỏ tôi biết để ý đến tâm lý và tánh tình của từng nhân vật. Đức hạnh của Lưu Bị, khôn ngoan của Khổng Minh, dũng lược của Vân Trường, Tử Long, háo thắng của Trương Phi và cả đến cái gian giảo đa nghi của Tào Tháo… Tôi đã chú tâm đến cách xử thế từ lời ăn tiếng nói, đến nét mặt dáng đi và thú thật lúc đó tôi ôm ấp một tham vọng chính trường.

Giờ đây gẫm lại chuyện xưa, có lẽ những gì cô đọng lại trong tôi cũng không ngoài Ngọa Long tiên sinh với đôi điều mới lạ chợt đến. Không ai lạ gì cái tài điều binh khiển tướng, trí mưu lược như thần của nhà đại quân sư, vậy thì lý do gì ông phải quy ẩn trong tuổi tràn trề sức sống, đợi đến Lưu Bị mới ra tham chính. Và suốt cuộc đời chính trị của mình lúc nào cũng ung dung, dù thời thế đang dầu sôi lửa bỏng.

Bài viết

Thuần Bạch

Xe du lịch nhỏ và xe ca trung, tức loại micro bus đã tới đủ. Trong lúc chờ thầy Viện chủ, tôi khệ nệ ôm túi máy ảnh lên chiếc xe ca ngồi, trong lòng cũng hơi áy náy vì mình nhỏ nhất trong đoàn mà dám lên xe trước nhất. Cũng vì tôi muốn tranh thủ xem lại lý lịch (!) các thiền sư, hy vọng sẽ được hội ngộ hôm nay. Nếu để xe chạy, đường xấu, xốc nhiều, khó đọc, ngoài ra tôi cũng muốn ngắm cảnh. Các chùa này đều mới lạ đối với tôi, vì không nằm trong chương trình ba lần tham quan trước đây.

Như thường lệ, xe qua cầu Chương Dương ra khỏi thủ đô. Từ đường tráng nhựa xe chạy dần vào đường đất rồi leo lên bờ đê. Hơn một tiếng đồng hồ sau chúng tôi đến điểm thứ nhất. Tôi bước vội xuống xe, nhanh chân đến cổng chùa, nhân lúc hai xe ca lớn chở Phật tử chưa đến, tôi muốn chụp ngay một tấm ảnh để tránh đông người. Ghi xong cổng chánh màu đỏ chói vào phim, tôi nhập vào đoàn người phía sau và vào theo cổng nhỏ hai bên. Đến tận trong sân gặp người dân địa phương đang dõi mắt nhìn chúng tôi, hỏi thăm thì hóa ra đây là đền Thánh Gióng chớ chưa phải chùa Kiến Sơ. Thấy chúng tôi chùn chân, họ bèn sốt sắng:

– Có tượng đức Thánh Gióng to và đẹp lắm!

Bài viết

Hạnh Huệ, Thuần Bạch dịch.

Lời giới thiệu

Chư vị Tổ sư trong khoảng thời gian diệu ngộ, tâm tư bay bổng thênh thang như trời mây. Làm thế nào để diễn tả cái vô cùng cho trần gian hữu hạn? Lời ca thâm trầm của một phen đáo bỉ ngạn, rồi cũng mất hút như nhiên. Lưu dấu lại đây, chữ in giấy trắng, khéo đọc thì nhận ra giữa ký hiệu văn tự có một niềm cảm xúc không thể thành lời. Cái đó tùy mỗi người. “Thiền định ca” không phải của riêng ai. Một sớm triêu dương trên bồ đoàn, hay chiều muộn tà huy ngồi nghe sóng vỗ. Thiền định ca là bản tâm ca, hãy để nó tự hát lên, cung điệu này xưa nay không đổi.

Viên Chiếu 2009

Link tải sách:

Bạch Ẩn Thiền Định Ca (pdf)

Kinh sách