Kategoria: Kinh sách

Hạnh Huệ dịch

Lời giới thiệu

Cuộc sống luôn luôn là dòng sông trôi chảy, chúng ta sống là chảy, là hoạt động không ngừng. Vì luôn đồng hành, luôn tươi mới nên không đứng lại, không ở một bên bờ để ngóng tìm bờ bên kia.

Ni sư Đại Hằng (Daehaeng) đã thể nhập tính sống trọn vẹn. Những bài pháp mạnh mẽ của Sư giúp chúng ta cảm nhận năng lực vô tận của chính mình và của cả thế giới. Xin trân trọng giới thiệu bản dịch này, như một món quà cho năm 2012.

TN. Như Đức
Viên Chiếu đầu mùa An cư

Kinh sách

Kinh sách

Ngọc Bảo biên dịch

Giáo Huấn Điển Tọa

(Tenzo Kyokun)

Thiền sư Vĩnh Bình Đạo Nguyên, hoặc Đạo Nguyên Hy Huyền (1200-1253), là vị tổ sáng lập ra dòng Tào Động ở Nhật Bản. Cha mẹ mất từ khi còn nhỏ làm Đạo Nguyên nhận thấy sự vô thường của cuộc đời và khiến ông xuất gia khi 13 tuổi. Khởi đầu ông tu học tông Thiên Thai, rồi với các thiền sư thuộc phái thiền Lâm Tế là Vinh Tây và Minh Toàn, trong 9 năm. Năm 24 tuổi, ông theo thầy là Minh Toàn qua Trung Quốc và học đạo với vị tổ thứ 13 của dòng Tào Động là Như Tịnh. Sau bốn năm ở Trung Quốc, được Như Tịnh ấn chứng và truyền pháp, ông trở về Nhật lập chùa Vĩnh Bình ở Echizen (Fukui ngày nay) và thành tổ tông Tào Động, một trong những tông phái Thiền lớn mạnh nhất ở Nhật Bản.

Kinh sách

Như Đức biên soạn

Lời nói đầu

Sinh hoạt của Ni giới Việt Nam luôn luôn gắn liền với đất nước dân tộc. Ở cương vị chuyên tu, các ngài là bậc thầy lãnh đạo tinh thần, ở cương vị hoạt động xã hội, các ngài thực hiện tinh thần lợi ích nhân sinh. Cuộc đời và công hạnh của các vị Trưởng lão Ni là bài học kể hoài không bao giờ hết, là tấm gương quý báu cho các thế hệ trẻ sau này soi chung. Trong tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, chúng tôi cố gắng biên soạn tập lược sử này, trong điều kiện nhỏ bé và hạn hẹp của mình, để tỏ tấc lòng kính mộ, cùng ghi lại đôi nét hoạt động một thời của chư vị Tôn Đức Ni.

Kinh sách

Hạnh Huệ trích dịch

Lời nói đầu

Phật tổ gá thân mộng, dạo cảnh mộng, giáo hóa người trong mộng, mong tất cả mau ra khỏi mộng dài sanh tử, làm người tỉnh thức, tự tại thong dong.

Chúng tôi nhân đọc ”Mộng Du Tập” của ngài Hám Sơn, thâm cảm chỗ dạy chí tình của Ngài, nên mộng đem lời quê mùa cùng vốn liếng chữ nho ít ỏi, trích dịch tập này, trước để tự xem, sau mong tất cả các bạn đồng mộng có duyên xem đến có được chút lợi ích nào chăng!

Hạnh Huệ

Kinh sách

lớp Hán Văn chuyển ngữ

Lời giới thiệu

Không Tranh Biện được chuyển ngữ từ tác phẩm Bất Biện của nhà văn Phật giáo Lâm Thanh Huyền. Từng tiêu đề nhỏ, mỗi câu chuyện nhỏ rất đời thường, rất giản dị, nhưng bao hàm một triết lý sống nhẹ nhàng thanh cao. Chỉ cần đổi tâm tư một chút, buông đi cặp kính màu khiến cái nhìn lệch lạc đi sẽ rất dễ thương, tự do tự tại. Chúng ta tìm thấy chính mình như tự thuở nào.

Đây là công phu học hỏi của lớp Hán văn các thiền viện Ni trong tông môn, được sự hướng dẫn chỉnh sửa, qua tay các Giáo thọ, bản văn trở nên mượt mà dễ hiểu không ngờ. Trong lớp học các em, có chỗ ngồi, cây viết, tập vở của các bạn vừa mất, vừa đi chơi chỗ khác. Nhân đây xin được in ấn để hồi hướng cầu nguyện, làm một món quà kỷ niệm gởi niềm an ủi đến gia đình thân nhân, lời tri ân đến tất cả tấm lòng chia sẻ.

Kinh sách

Hạnh Huệ, Thuần Bạch dịch.

Lời giới thiệu

Chư vị Tổ sư trong khoảng thời gian diệu ngộ, tâm tư bay bổng thênh thang như trời mây. Làm thế nào để diễn tả cái vô cùng cho trần gian hữu hạn? Lời ca thâm trầm của một phen đáo bỉ ngạn, rồi cũng mất hút như nhiên. Lưu dấu lại đây, chữ in giấy trắng, khéo đọc thì nhận ra giữa ký hiệu văn tự có một niềm cảm xúc không thể thành lời. Cái đó tùy mỗi người. “Thiền định ca” không phải của riêng ai. Một sớm triêu dương trên bồ đoàn, hay chiều muộn tà huy ngồi nghe sóng vỗ. Thiền định ca là bản tâm ca, hãy để nó tự hát lên, cung điệu này xưa nay không đổi.

Viên Chiếu 2009

Link tải sách:

Bạch Ẩn Thiền Định Ca (pdf)

Kinh sách

Viên Thể, Thuần Phong dịch
MỤC LỤC:
  • Thiền Phật Giáo
  • Các loại thiền
  • Sự phổ biến của Thiền Phật Giáo ở Tây phương
  • Mục đích thực tiễn của Thiền Phật Giáo
  • So sánh Thiền Chỉ (Samatha) và Thiền Quán (Vipassana)
  • Thiền có ích kỷ không?
  • Thiền có phải là một sự trốn tránh không?
  • Tu thiền có thành điên không?
  • Phương pháp thiền
  • Những mức độ định khác nhau
  • Những lợi ích cao hơn của Định
  • Thực hành Thiền Quán
  • Định trong Thiền Quán

THIỀN PHẬT GIÁO

Tu tập thiền định theo tiếng Pali là từ “bhavana”, có nghĩa là “phát triển, “tu dưỡng”, hay “trau dồi”. Bởi sự tu tập này liên quan trực tiếp đến tâm, nên từ “bhavana” đặc biệt ám chỉ quá trình mở mang tâm linh hay sự phát triển của tâm. Trên phương diện này từ tương đương trong Anh ngữ “meditation” không được chính xác và không nói hết ý nghĩa như từ “bhavana”. Khi sử dụng từ “meditation” theo thuật ngữ nhà Phật, chúng ta nên biết đặc tính và mục tiêu của sự hành trì trong nhà Phật.

Kinh sách

Viên Thể dịch

Cổng vào

Lần đầu tiên đọc các giai thoại Thiền cổ, tôi hết sức chú ý đến tính trí tuệ tiềm ẩn trong những câu chuyện ngụ ngôn xem ra đơn giản, nhưng rất dễ làm người đọc lầm lẫn này. Những bài học nhằm giáo huấn trong các thời điểm khác, các nền văn hóa khác, tuy vậy tôi vẫn thấy chân lý trong đó chính là nói cho chúng ta ở thời đại bây giờ nghe.

Tập sách này, các truyện cổ được dàn dựng lại cũng có, truyện mới triển khai từ giai điệu phong phú của triết lý thiền cũng có. Chúng hát về cả thời xưa lẫn thời nay, nhưng tất cả đều hát bài ca về con người, cái chẳng bao giờ thay đổi.

Kinh sách

Hạnh Huệ dịch

Lời giới thiệu

Tình cờ một quyển sách nằm trong tầm tay.

A Glimpse of Nothingness – chợt nhận, thoáng nhận ra Không tính – tên tác giả lạ hoắc, không phải hàng Sư tổ của thiền. Chính vì chỗ này mà cách diễn tả gần gũi.

Một tục gia cư sĩ, thương gia người Hà Lan, đi theo con đường của chính mình, tự tìm ra câu giải đáp, cùng với các bạn đồng tu cũng trăn trở băn khoăn, cũng đem theo nghiệp thức mênh mang trên đường về.

Kinh sách